Giải thích các hiện tượng nhiễm điện bằng thuyết điện tử

10:47 04/01/2024 | 39322 views | comment

Trong bài viết trước, mình đã giới thiệu cho các bạn về thuyết điện tử. Để các bạn hiểu rõ hơn thì trong bài viết này mình sẽ cùng các bạn giải thích các hiện tượng nhiễm điện bằng thuyết điện tử.

 

Nhiễm điện do ma sát

 

    • Việc cọ xát (va đập) thanh thuỷ tinh vào mảnh lụa làm cho một số điện tử từ các nguyên tử thuỷ tinh chuyển sang nguyên tử lụa, vì vậy nguyên tử thuỷ tinh trở thành ion dương. Thanh thuỷ tinh nhiễm điện dương do ma sát. Ngược lại lúc đó các nguyên tử lụa nhận thêm điện tử trở thành ion âm, mảnh lụa nhiễm điện âm do ma sát

 

    • Tương tự khi cọ xát thanh nhựa vào mảnh dạ, các điện tử từ dạ chuyển sang nhựa làm cho thanh nhựa nhiễm điện âm, còn mảnh dạ nhiễm điện dương do ma sát

 

 

 


nhiem-dien

Nhiễm điện do tiếp xúc

 

    • Vật không mang điện tiếp xúc với vật nhiễm điện âm thì điện tử từ vật nhiễm điện âm chuyển sang vật không nhiễm điện làm cho vật đó trở thành nhiễm âm do tiếp xúc

 

    • Ngược lại khi tiếp xúc với vật nhiễm điện dương thì vật đó trở thành nhiễm điện dương do tiếp xúc

 

    • Những vật chất có thể nhiễm điện do tiếp xúc gọi là chất dẫn điện.


Ví dụ: Kim loại ( đồng, nhôm, sắt…)

 

 

magnetic_girl

 

 

Nhiễm điện do hưởng ứng:

 

    • Đưa vật B không nhiễm điện đến gần vật A đã nhiễm điện (dương hoặc âm),mô tả trên hình thì các điện tử trong vật B sẽ được hút hoặc đẩy trong vật đó làm cho trong vật B phía gần với vật A có điện tích trái dấu với vật A, phía xa hơn nhiễm điện cùng dấu. Đó là hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng

 

    • Những chất không dẫn điện do tiếp xúc đều nhiễm điện do hưởng ứng và gọi là chất cách điện hay chất điện môi. Ví dụ ( gỗ, sứ, không khí, giấy,..)

 

    • Những chất khác nhau, mức độ nhiễm điện do hưởng ứng khác nhau và được đặc trưng bằng hằng số điện môi (ký hiệu là e). Hằng số điện môi của không khí và chân không bằng nhau, được quy ước là bằng 1

 

    • Những chất ở điều kiện bình thường không dẫn điện nhưng với một số điều kiện đặc biệt nào đó trở nên dẫn điện gọi là chất bán dẫn ( ví dụ chất bán dẫn loại p, loại n )

 

    • Hiện tượng vật nhiễm điện hút vật nhẹ ( đặc tính điện ) đã nêu ở trên là do sự nhiễm điện bằng hưởng ứng.

Giỏ Hàng

Danh sách chuyên mục

Hỗ trợ trực tuyến

  • Ms Liên - 0931.118.199
  • Mr. Dũng - 0987.39.41.33
  • Miss. Hằng - 0919.21.31.66
  • Mr. Tường - 079.888.64.26

Chứng Nhận Bán Hàng Online

  • Robocon đã được khai báo kinh doanh bán hàng Online với Bộ Công Thương

     

    Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin chứng nhận Robocon.Vn đã thực hiện thủ tục thông báo đăng ký cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, dịch vụ đánh giá tín nhiệm website TMĐT