Tìm hiểu về nghề điện tử dân dụng
Ở nước ta hiện nay, điện không những được sử dụng nhiều nơi ở thành phố mà còn được đưa về nông thôn và miền núi. Nhiều vùng xa và hẻo lánh đã tự cấp điện nhờ các trạm phát điện địa phương. Tương lai của nghề điện dân dụng gắn liền với sự phát triển điện năng, đồ dùng điện và tốc độ xây dựng nhà ở.
Nghề điện dân dụng còn được gọi với những tên gọi khác như: Lắp đặt mạng điện, sửa chữa thiết bị điện, sửa chữa đồ dùng điện.
Đối tượng lao động: Các nguồn điện 1 chiều và xoay chiều, điện áp thấp, điện áp cao, công suất nhỏ, công suất lớn. Các vật tư kỹ thuật điện, các khí cụ điện, đồ dùng điện, thiết bị điện, đường dây, mạch điện.
Sửa chữa điện dân dụng
Nội dung công việc của nghề điện dân dụng:
– Phán đoán, phát hiện những hiện tượng hư hỏng của mạng điện, khí cụ điện, đồ dùng điện, thiết bị điện.
– Kiểm tra, xác định nguyên nhân hư hỏng về điện và cơ.
– Tiến hành sửa chữa, khôi phục chức năng của mạch điện và thiết bị điện, đảm bảo sự cung cấp liên tục điện năng và sử dụng tốt điện năng.
– Bảo dưỡng và điều chỉnh thiết bị điện, bảo dưỡng mạng điện.
Đồ điện dân dụng
Điều kiện lao động: Những công việc của nghề điện dân dụng thường được thực hiện tại nhà ở, tĩnh tại, trong môi trường thông thường, đôi khi nặng nhọc, có thể xảy ra tai nạn nguy hiểm đến tính mạng. Có những công việc cần vận động, di chuyển, leo cao như lắp đặt mạng điện, quạt trần, đèn…
– Không mắc một trong các bệnh sau: yếu tim, lao phổi, thấp khớp nặng, thần kinh, loạn thị, điếc, run tay…
– Những người sợ độ cao không nên làm nghề Điện dân dụng
– Làm những công việc về điện ở các hộ tiêu dùng điện, các xí nghiệp, cơ quan, đơn vị kinh doanh.
– Tự tổ chức và làm chủ những cơ sở lắp đặt, sản xuất, sửa chữa về điện.
– Hợp tác với nước ngoài, hoàn thành những công trình về điện