Giới thiệu về ngành điện tử công nghiệp
Cùng với xu thế phát triển toàn cầu, ngành Điện tử công nghiệp là một trong những ngành đang phát triển mạnh hiện nay. Tuy nhiên, điện tử công nghiệp vẫn là một ngành khá mới, bài viêt này sẽ giới thiệu tổng quan về ngành điện tử công nghiệp để giúp các bạn có cái nhìn tổng quát về ngành này
Điện tử công nghiệp là nghề chuyên thực hiện quá trình thiết kế, xử lý và lắp đặt các mạch. Điện tử công nghiệp làm bảo dưỡng, kiểm tra, sửa chữa các thiết bị hệ thống điện tử trong sản xuất công nghiệp, các mạch điện tử cơ bản, bộ điều khiển dùng Rơle – khởi động từ, bộ điều khiển dùng linh kiện điện tử, bộ điều khiển dùng PLC, mạch kỹ thuật xung – số, mạch ứng dụng kỹ thuật cảm biến, bộ điều khiển dùng vi xử lý và IC chuyên dụng, bộ điều khiển dùng vi xử lý và IC chuyên dụng.
Tủ điện công nghiệp
Đặc điểm chung nhất của ngành điện - điện tử là xây dựng hệ thống điều khiển tự động bằng tín hiệu điện; và kiểm soát các thông số điện đến máy móc một cách tự động. Do vậy ngành này sẽ tập trung vào nguyên lý và ứng dụng của các thiết bị trong hệ thống này. Ngành kỹ thuật Điện – Điện tử còn được phân ngành chuyên sâu hơn như là điều khiển tự động, điện tử viễn thông…
Điện tử công nghiệp
Người học về “Điện tử công nghiệp” có thể: Lắp ráp, vận hành các thiết bị điện tử trong xí nghiệp và dây chuyền công nghiệp; lắp đặt và sửa chữa, bảo dưỡng các mạch điện tử cơ bản; lắp đặt và sửa chữa bảo dưỡng các khí cụ điện hạ thế; lắp đặt và sửa chữa, bảo dưỡng các bộ điều khiển; lắp đặt và bảo trì các mạch xung – số; lắp đặt và sửa chữa các vi mạch số và IC thông dụng; phân tích, lắp ráp các bộ biến đổi công suất; lắp đặt các hệ thống đo lường điện tử; lắp đặt các tủ điều khiển thiết bị công nghiệp, các thiết bị và hệ thống bảo vệ, các bảng mạch điện tử công nghiệp; kiểm tra sửa chữa được các hư hỏng trên thiết bị điện tử công nghiệp; thay thế tương đương, linh kiện, mạch điện hư hỏng đơn giản trên thiết bị điện tử công nghiệp; hiệu chỉnh được các thông số kỹ thuật của mạch điện; xử lý một số tình huống phát sinh trong quá trình làm việc của thiết bị; lập trình đơn giản các phần mềm khi có sự cố; kết nối mạch điện đúng theo sơ đồ nguyên lý; chống ẩm và rò điện tốt cho thiết bị; vận hành chạy thử toàn bộ mạch điện; thực hiện các biện pháp an toàn lao động, an toàn điện và vệ sinh công nghiệp”.