Điện tử cơ bản: Cuộn cảm

     Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu linh kiện điện tử thụ động tiếp theo, đó là cuộn cảm.

 

    Khái niệm

 

    Cuộn cảm là một linh kiện cơ bản trong điện tử, nhưng nó xuất hiện trong các mạch điện tử với tần số thấp hơn điện trở và tụ điện. Tuy không phải là một thành phần quen thuộc trong mạch điện tử nhưng nó lại là một thành phần cực kỳ rắc rối trong mạch.

 

     Cuộn cảm là một linh kiện điện tử thụ động dùng để chứa từ trường. Cuộn cảm được cấu tạo bởi một cuộn dây dẫn quấn thành nhiều vòng, lõi cuộn dây có thể là không khí hoặc là vật liệu dẫn từ hay lõi thép kỹ thuật.

 

     Ký hiệu

 

 

 Ký hiệu của cuộn cảm trong mạch điện

 

 

Ký hiệu của cuộn cảm trong các mạch điện

 

 

     Công dụng

 

     Trong điện tử, cuộn cảm thường dùng để:

 

             Dẫn dòng điện môt chiều.

 

             Chặn dòng điện cao tần.

 

            Ghép nối tiếp hoặc song song với tụ để thành mạch cộng hưởng.

 

Phân loại

 

     Tùy theo cấu tao và phạm vi sử dụng, cuộn cảm được phân loại:

      -         Cuộn cảm cao tần.  

      -         Cuộn cảm âm tần.

      -         Cuộn cảm trung tần.

 

Thông số kỹ thuật cơ bản

 

   Hệ số tự cảm ( định luật Faraday)


   Hệ số tự cảm là đại lượng đặc trưng cho sức điện động cảm ứng của cuộn dây khi có dòng điện biến thiên chạy qua.

   L = ( µr.4.3,14.n2.S.10-7 ) / l

           L : là hệ số tự cảm của cuôn dây, đơn vị là Henrry (H)

           n : là số vòng dây của cuộn dây.

           l : là chiều dài của cuộn dây tính bằng mét (m)

          S : là tiết diện của lõi, tính bằng m2

          µr : là hệ số từ thẩm của vật liệu làm lõi .

 

 Cảm kháng

     Cảm kháng của cuộn dây là đại lượng đặc trưng cho sự cản trở dòng điện của cuộn dây đối với dòng điện xoay chiều .

ZL = 2.3,14.f.L

 Trong đó : 

                  ZL:  là cảm kháng, đơn vị là Ω

                  f :    là tần số đơn vị là Hz

                  L :   là hệ số tự cảm , đơn vị là Henry

 

        Điện trở thuần của cuộn dây


         Điện trở thuần của cuộn dây là điện trở mà ta có thể đo được bằng đồng hồ vạn năng, thông thường cuộn dây có phẩm chất tốt thì điện trở thuần phải tương đối nhỏ so với cảm kháng, điện trở thuần còn gọi là điện trở tổn hao vì chính điện trở này sinh ra nhiệt khi cuộn dây hoạt động.

 

       Tính chất nạp , xả của cuộn cảm


      Cuộn dây nạp năng lương : Khi cho một dòng điện chạy qua cuộn dây, cuộn dây nạp một năng lượng dưới dạng từ trường được tính theo công thức

W = L.I2 / 2

        - W : năng lượng ( June )

        - L : hệ số tự cảm ( H )

        - I  : dòng điện.

[ In trang này ]   [ Đóng cửa sổ ]