Tìm hiểu ngôn ngữ lập trình assembly

09:02 03/07/2017 | 14497 views | comment

Ngôn ngữ lập trình Assembly là một ngôn ngữ lập trình cấp thấp, nó thực chất là dạng gợi nhớ (Mnemonic), hay dạng kí hiệu, của ngôn ngữ máy.

 

Như các bạn đã biết, lệnh ngôn ngữ máy là một dãy các con số 0, 1 nên rất khó đọc và khó lập trình, vì thế các nhà thiết kế vi xử lý đã đưa ra tập lệnh hợp ngữ gần với ngôn ngữ tự nhiên hơn nên dễ đọc và dễ lập trình hơn. Tuy vậy, các lệnh hợp ngữ vẫn giao tiếp với phần cứng máy tính một cách rất chặt chẽ, nhờ đó việc tiếp cận với lập trình hợp ngữ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về kiến trúc và tổ chức hoạt động của máy tính.

 

 

assembly

 

assembly

 

Ngoài ra nó còn giúp chúng ta thấy rõ hơn mối quan hệ giữa các thành phần chức năng bên trong máy tính và hệ điều hành. Có thể nói ngược lại là, việc tìm hiểu và lập trình trên hợp ngữ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về kiến trúc máy tính, tổ chức hoạt động bên trong máy tính và hệ điều hành.

 

Trong giới hạn của tài liệu này chúng ta chỉ tìm hiểu khái quát về ngôn ngữ lập trình Assembly, để lập trình chạy trên các máy IBM-PC: Sử dụng họ vi xử lý này và hoạt động trong sự phối hợp với hệ điều hành MS_DOS.

 

Một trong những đặc điểm của ngôn ngữ lập trình Assembly là chương trình viết trên nó có kích thước nhỏ hơn và tốc độ nạp/thực hiện chương trình nhanh hơn so với viết (chương trình cùng chức năng) trên các ngôn ngữ lập trình bậc cao.

 

 

assem

 

assem

 

 

Ngoài ra, hầu hết các ngôn ngữ lập trình bậc cao hiện nay đều cho phép viết (“nhúng”) mã lệnh hợp ngữ trong nó. Điều này giúp người lập trình khai thác tối đa thế mạnh của các ngôn ngữ lập trình, hợp ngữ Assembly rất mạnh trong các thao tác can thiệp sâu vào các thành phần bên trong hệ thống, trong khi đó ngôn ngữ bậc cao mạnh trong các thao tác xử lý dữ liệu và thiết kế giao diện. Như vậy sẽ là rất thuận lợi nếu sử dụng ngôn ngữ bậc cao để viết chương trình xử lý thông tin hệ thống, khi đó nhiệm vụ truy xuất hệ thống (thanh ghi, bộ nhớ, cổng vào/ra, thiết bị,…) để lấy dữ liệu sẽ được giao cho các đoạn mã lệnh hợp ngữ được nhúng trong chương trình này.

 

Hợp ngữ hỗ trợ 2 chế độ tương tác hệ thống: (1) Nhập trực tiếp từng lệnh/đoạn lệnh vào bộ nhớ rồi cho phép thực hiện ngay trên bộ nhớ mà không cần qua bước biên dịch chương trình. Chương trình gỡ rối Debug (đi kèm hệ điều hành MS_DOS: Debug.exe) là một trong những chương trình hỗ trợ chế độ này cho hợp ngữ 16 bít; (2) Viết chương trình hợp ngữ, rồi sau đó sử dụng các chương trình biên dịch để dịch nó sang chương trình thực thi (dạng EXE hoặc COM) và cho thực hiện chương trình này.

 

Hiện nay có hai loại trình biên dịch được sử dụng để biên dịch chương trình hợp ngữ (từ tập lệnh hợp ngữ của các vi xử lý họ Intel) sang chương trình thực thi: Trình biên dịch hợp ngữ 16 bít, MASM (Macro Assembler), được sử dụng để dịch thành các chương trình chạy trên nền hệ điều hành 16 bít MS_DOS; Trình biên dịch hợp ngữ 32 bít, MASM32 (Macro Assembler 32 bít), được sử dụng để dịch thành các chương trình chạy trên nền hệ điều hành 32 bít MS_Windows. Trong thực tế, để chuyển một chương trình hợp ngữ sang dạng chương trình thực thi EXE 16 bít hoặc COM 16 bít thì cần phải có sự hỗ trợ của chương trình tiện ích của hệ điều hành MS_DOS: Link (Link.exe) và EXE2Bin (EXE2Bin.com).

 

Chương trình hợp ngữ 16 bít sử dụng hệ thống các ngắt mềm (Interrupt) của BIOS và DOS như là thư viện lập trình của nó, trong khi đó chương trình hợp ngữ 32 bít sử dụng tập hàm API làm thư viện lập trình của nó.

 

Ý kiến chia sẻ

Giỏ Hàng

Danh sách chuyên mục

Hỗ trợ trực tuyến

  • Ms Liên - 0931.118.199
  • Mr. Dũng - 0987.39.41.33
  • Miss. Hằng - 0919.21.31.66
  • Mr. Tường - 079.888.64.26

Chứng Nhận Bán Hàng Online

  • Robocon đã được khai báo kinh doanh bán hàng Online với Bộ Công Thương

     

    Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin chứng nhận Robocon.Vn đã thực hiện thủ tục thông báo đăng ký cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, dịch vụ đánh giá tín nhiệm website TMĐT